ReportBáo cáo

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn và rủi ro về thuế liên quan đến doanh nghiệp.

2023/12/22

  1. Khái niệm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn:

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2022 về hóa đơn, chứng từ quy định việc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chưng từ như sau:

SỬ DỤNG HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ KHÔNG HỢP PHÁP SỬ DỤNG KHÔNG HỢP PHÁP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả – Sử dụng hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng – Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ);
– Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế – Sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả
– Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế – Sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn
– Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế – Sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác
– Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra (VD: mua hàng công ty A nhưng công ty B xuất hóa đơn cho mình )
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp. – Sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
  1. Rủi ro về thuế khi sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn:
    • Xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn:

Căn cứ nghị định NĐ125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về thuế và hóa đơn như sau:

STT HÀNH VI MỨC PHẠT CĂN CỨ
1. Sử dụng hóa đơn trái phép và sử dụng gian lận hóa đơn Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn ở mục 1 nêu trên, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. – Mức phạt: 20-50 triệu đồng
– Biên pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng
Điều 28 NĐ125/2020/NĐ-CP
2. Điểm đ khoản 1 Điều 16 (Hành vi khai sai) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn/miễn/giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra, phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định – Mức phạt: Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo mức phạt trên, nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định.
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có)
Điểm đ khoản 1, điểm a,b khoản 2 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
3. Điểm d khoản 1 Điều 17 (Hành vi trốn thuế) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp/ tăng số tiền thuế được giảm/miễn/hoàn -> Được coi là hành vi trốn thuế – Mức phạt:
+ Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên
+ Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
+  Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà có một tình tiết tăng nặng.
+ Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có hai tình tiết tăng nặng.
+  Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế GTGT  đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có)
Điểm d Khoản 1, Khoản 2,3,4,5,6 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

 

  • Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

Căn cứ khoản 1, điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

  1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam”

Do vậy, nếu doanh nghiệp là bên mua sử dụng hóa đơn GTGT đầu vào thuộc các trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn được nêu bên trên, sẽ có rủi ro không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

  • Không được coi là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN:

Căn cứ khoản 1, điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  2. b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật …”

Do vậy, nếu doanh nghiệp là bên mua sử dụng hóa đơn đầu vào thuộc các trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn được nêu bên trên, sẽ có rủi ro là chi phí của các hóa đơn đầu vào này sẽ không được coi là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

  1. Lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đầu vào thuộc các trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn:
    • Xử lý trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đầu vào thuộc các trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn:
Trường hợp DN nhận hóa đơn đầu vào xử lý 
1.Trường hợp hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn/mất tích/giải thể Chứng minh với CQT là giao dịch có thật và có hóa đơn, chứng từ, hồ sơ đầy đủ. DN sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
+ Hóa đơn, hợp đồng mua bán , văn bản chứng từ thanh lý hợp đồng (nếu có), biên bản bàn giao, PXK, PNK,…
+ Chứng từ thanh toán
+ Công văn giải trình, cam kết về việc doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dung không hợp pháp hóa đơn.
=> DN được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn mua hàng đó và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Thực tế, gần đây tổng cục thuế đã ban hành rất nhiều các công văn yêu cầu cơ quan thuế địa phương siết chặt việc kiểm tra việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn của các doanh nghiệp. Do vậy, trong các cuộc thanh kiểm tra thuế gần đây, cán bộ thuế có xu hướng kiểm tra rất chặt chẽ việc tuân thủ của DN về sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định và họ thường không đồng ý chấp nhận công văn giải trình, cam kết của DN 1 cách dễ dàng.

2.Trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn//mất tích/giải thể Trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế GTGT/ chưa kê khai quyết toán thuế TNDN – DN tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT và kê khai quyết toán thuế TNDN đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật
– DN chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.
– DN chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT và kê khai quyết toán thuế TNDN đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT/đã kê khai quyết toán thuế TNDN – DN kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ
Trong trường hợp việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, DN sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế
– DN kê khai điều chỉnh tăng các khoản chi không được được trừ khi xác định thuế TNDN
Trong trường hợp ảnh hưởng đến số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế
  • Biện pháp ngăn ngừa việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn:
  • Lựa chọn giao dịch với các nhà cung cấp uy tín
  • Tra cứu thông tin doanh nghiệp, đối tác trên hệ thống thuế (gdt.gov.vn)
  • Tra cứu thông tin hóa đơn của đối tác trên cổng thông tin tracuuhoadon.gdt.gov.vn
  • Chuẩn bị, lưu trữ đầy đủ hồ sơ chứng từ, bằng chứng, chứng minh có giao dịch thật phát sinh ví dụ như:
                + Hóa đơn, hợp đồng mua bán , văn bản chứng từ thanh lý hợp đồng (nếu có), biên bản bàn giao, PXK, PNK,…
                + Chứng từ thanh toán
  • Kiểm tra danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế và danh sách quyết định cưỡng chế hóa đơn của cơ quan thuế nơi địa phương có địa chỉ của đối tác giao dịch.
  • Đặc biệt lưu ý đối với một số nghành có rủi ro cao về hóa đơn như là: ăn uống, khách sạn, vận chuyển,…
  • Khai thác các chức năng hóa đơn đầu vào trên các phần mềm kế toán .

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ;
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ209/2013/NĐ-CP NGÀY 18/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 218/2013/NĐ-CPNGÀY 26/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

Liên hệ nếu doanh nghiệp có
những nhu cầu liên quan đến báo cáo