THÁNG 5 NĂM 2020

日本語版PDF日本語版PDF ベトナム語版PDFベトナム語版PDF 英語版PDF英語語版PDF

Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.

Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất

Mục lục

1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Công văn số 1746/TCT-CS ngày 04/05/2020 của Tổng Cục Thuếtrảlời Cục Thuế tỉnh Hưng Yên về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với khoản thuế được khấu trừ nhưng công ty ghi nhận chi phí

Theo nội dung công văn này, trường hợp Công ty có thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu đủ điều kiện khấu trừ nhưng Công ty không kê khai khấu trừ mà hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Khi cơ quan thuế kiểm tra đã phát hiện và loại khỏi chi phí được trừ đối với số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khấu trên đồngthời ban hành quyết định truy thu, xử phạt đối với hành vi kê khai sai thuế TNDN. Công ty đã nộp đủ số thuế TNDN truy thu và tiền xử phạt theo quyết định thì Công ty được kê khai bổ sung thuế GTGT khấu trừ nhưng vẫn bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện sai phạm (theo quy định tại khoản 5, điều 10, thông tư 156/2013/TT-BTC).

Công văn số 10579/CT-TTHT ngày 13/05/2020 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với tiến độ thực hiện dự án trễ hơn thời hạn trên Giấy phép hoạt động đầu tư

Theo nội dung công văn này,Công ty có triển khai dự án hoạt động liên tục từ khi được cấp Giấy phép hoạt động đầu tư, có xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, tài sản cố định, có phát sinh hóa đơn mua vào để phục vụ dự án xây dựng nhà máy, nhưng do các nhà thầu trong thời gian thực hiện dự án có sự chậm trễ về nhân sự nên không kịp đáp ứng để đưa dự án vào hoạt động đúng thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư.

Theo quan điểm của Cục thuế Tỉnh Bình Dương, nếu Công ty thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi) và triển khai thực hiện theo đúng mục tiêu thì thu nhập từ thực hiện dự án của Công ty được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định trừ các khoản thu nhập a, b, c nêu tại khoản 3 điều 18 thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014.

2. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Công văn số 16468/CT-TTHT ngày 31/03/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về thuế TNCN đối với thu nhập từ cho thuê bất động sản đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài

Theo công văn này, trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài có thu nhập từ cho thuê nhà tại Nhật Bản thì cá nhân đó phải kê khai thuế TNCN tại Việt Nam đối với thu nhập từ cho thuê bất động sản tại nước ngoài.

Việc kê khai thuế được thực hiện như sau:

-Thuế GTGT, thuế TNDN: Đối với thu nhập từ cho thuê bất động sản có tổng doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng, cá nhân thực hiện kê khai thuế GTGT, thuế TNDN tại Cục Thuế trực tiếp quản lý nơi phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.

-Lệ phí môn bài: Cá nhân phải khai và nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hằng năm nếu doanh thu tính thuế từ hoạt động cho thuê bất động sản từ 100 triệu trở lên. Mức nộp như sau:

+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng

+ Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng

+ Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng

-Về nguyên tắc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản: Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Nhật Bản, cơ quan chi trả ở Nhật Bản đã khấu trừ thuế TNCN thì được trừ vào số thuế TNCN phải nộp ở Việt Nam đối với các khoản tương ứng đã nộp ở Nhật Bản, số thuế được trừ không vượt số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thuế thu nhập phát sinh tại Nhật Bản và tổng thu nhập chịu thuế.

3. KHÁC

Công văn số 923/BHXH-QLT ngày 19/04/2020 của Bảo Hiểm Xã Hội TP. Hồ Chí Minh về hướng dẫn bổ sung điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Công văn số 906/BHXH-QLT ngày 28/04/2020

Theo Công văn số 906/BHXH-QLT ngày 28/04/2020, BHXH Thành phố hướng dẫn điều kiện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 như sau:

1. Thời gian hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn HĐLĐ, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020.

2. Đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương

3. Làm việc tại các DN không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của DN, số dư đến 31/3/2020) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Điều kiện trên được bổ sung theo Công văn 923/BHXH-QLT ngày 19/4/2020 của BHXH Thành phố như sau:

1. Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên trong giai đoạn từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020; thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/02/2020 trở đi.

2. Có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

3. Đã tham gia BHXH bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không hưởng lương

Như vậy, Công văn 923/BHXH-QLT đã bổ sung thêm 3 điều kiện sau:

1. Thay đổi thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020 sang từ ngày 01/02/2020 trở đi.

2. Yêu cầu thêm có văn bản thỏa thuận giữa NLĐ và DN về việc tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

3. NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 27/05/2020 của Chính phủ về quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghền ghiệp.

Nghị định này bổ sung quy định về điều kiện được áp dụng mức đóng 0,3% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động vàbảo hiểm xã hội;

2. Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

3. Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 8, thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từkim loại.

4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

5. Thi công công trình xây dựng.

6. Đóng và sửa chữa tàu biển.

7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

8. Chếbiến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

10. Tái chế phế liệu.

11.Vệ sinh môi trường.

Nghị định có hiệu lực thi hành từngày 15 tháng 07 năm 2020.

Công văn số 5977/BTC-TCT của Bộ Tài chính về một số lưu ý liên quan đến gia hạn nộp thuế TNDN và thuế GTGT theo nghị định 41/2020/NĐ-CP

Liên quan đến chính sách gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP, các yêu cầu về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn đã được Nghị định này quy định rõ nên đã có thể vận dụng ngay từ thời điểm Nghị định có hiệu lực mà không cần chờ Thông tư hướng dẫn.

Bộ Tài chính chỉ lưu ý một số nội dung về gia hạn nộp thuế GTGT và TNDN quy định tại Điều 3 Nghị định 41/2020/NĐ-CP như sau:

Về gia hạn nộp thuế TNDN:

-Số thuế TNDN còn phải nộp theo quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019 được gia hạn tối đa không quá 20% so với tổng số thuế phải nộp cả năm theo quyết toán.

-Trường hợp doanh nghiệp có kỳ tính thuế TNDN theo năm tài chính không trùng năm dương lịch thì thời hạn nộp thuế được gia hạn xác định phù hợp với kỳ tính thuế TNDN của doanh nghiệp.

-Số thuế tăng thêm do khai bổ sung hoặc do cơ quan Thuế kiểm tra quyết toán làm tăng thêm vẫn được gia hạn nộp, miễn là không quá con số 20% nói trên.

-Thời gian ân hạn tối đa không quá 5 tháng tính từ ngày hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2019

Về gia hạn nộp thuế GTGT:

-Doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế được gia hạn số thuế GTGT phải nộp bao gồm số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính và số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có hoạt động kinh doanh xây dựng vãng lai liên tỉnh, xây dựng công trình liên tỉnh.